What is Mindfulness?

Mindfulness bắt nguồn từ truyền thống Phật giáo. Thuật ngữ ‘Mindfulness’ là cách dùng hiện đại của từ ‘Sati’ trong tiếng Phạn ngữ,  có nghĩa  là ‘ý thức sáng tỏ, trân trọng và mang tính đạo đức.’ 

Có lẽ với một số người, Mindfulness có thể được hiểu là một hình thức rèn luyện trí óc, nhưng bản chất thật sự của nó không hề lạnh lùng hay trống rỗng. Như Christina Feldman giải thích ‘Mindfulness chân thực thắm đượm chất liệu ấm áp, quan tâm và hiểu thương.’ và đó cũng là những phẩm chất thuộc về trái tim (Heartfulness). Khi chúng ta đón nhận theo tinh thần này, Mindfulness mở ra một nguồn trí tuệ toàn vẹn hơn. Ý nghĩa toàn vẹn này được phản ánh trong một số ngôn ngữ như tiếng Việt hoặc tiếng Trung. Ở đó cùng một từ được dùng để diễn đạt cho cả ‘tâm’ và ‘trí’.

Một cách định nghĩa Mindfulness

‘Mindfulness là chú ý đến những gì đang diễn ra trong tâm trí, cơ thể và môi trường xung quanh với thái độ tò mò và tử tế.’

– Báo cáo Mindful Nation UK –

Ngoài cách định nghĩa trên, chúng tôi ý thức rằng Mindfulness có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào chủ ý và bối cảnh văn hóa cụ thể.

Chế độ tự động và ý thức

Bạn đã bao giờ lục tung mọi nơi để tìm chìa khóa, rồi nhận ra chúng đang ở trên tay mình chưa?
Có lẽ tâm trí bạn đã ở nơi khác khi tay cầm chìa khoá lên. Đây là một ví dụ về làm việc trong chế độ tự động.

Hay có khi nào bạn tin nhắn trong vội vàng để kịp xử lý email và phát hiện ra tin nhắn đã đến nhầm người?

Khi hai tình huống trên xảy ra, có thể bạn nghĩ rằng làm mọi thứ nhanh chóng sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả công việc. Rõ ràng là thói quen tự động có thể rất hữu ích cho chúng ta quán xuyến công việc trong ngày mà không mất quá nhiều thời gian suy nghĩ về tất cả những tiểu tiết. Nhưng rắc rối xuất hiện khi ta trở nên lệ thuộc vào chế độ tự động đến mức quên mất dừng lại để kiểm tra.

Hậu quả là gì? 

Bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn vì loay hoay để có mặt đúng lúc ở nơi cần đến. Hoặc phải gửi lại tin nhắn cho đúng người hay thậm chí phải giải thích với người nhận nhầm tin nhắn! Tuy nhiên, đằng sau sự rối rắm này là một thực tế quan trọng hơn nhiều: hành động trogn trạng thái tự động khiến bạn bỏ lỡ phần lớn đời sống của mình.

Mindfulness không hứa hẹn giúp bạn tránh khỏi sai lầm, cũng không đảm bảo rằng chúng sẽ không lặp lại. Thay vào đó, nó khuyến khích bạn thay đổi góc nhìn từ ‘Ủa, mình làm sao thế này?’ sang ‘Điều gì đang thực sự diễn ra?’.  Rồi nhẹ nhàng hướng ánh mắt tò mò trìu mến về phía mình và tự hỏi: Liệu mình có thể học được gì từ tình huống này? Lần sau mình có thể làm khác đi như thế nào?

Như Mark Williams từng nói ‘Nếu chế độ tự động là cái bẫy, Mindfulness là lối ra.’ 

Nếu chế độ tự động là cái bẫy, Mindfulness là lối ra.’

Nói cách khác, Mindfulness không nhắm đến sự hoàn hảo mà mời gọi bạn dừng lại và bớt phê phán bản thân. Trong nhịp dừng đó, bạn dành lại thế chủ động để bước ra khỏi những phản ứng theo thói quen xưa cũ, tìm lại thế thăng bằng và đối diện lại mình bằng ánh nhìn mới đượm vị tò mò ấm áp. Hay đơn giản là học cách mỉm cười hiền từ với bản thân ngay cả trong những khoảnh khắc lúng túng. 

Làm sao để vun bồi Mindfulness?

Chúng ta không kiếm tìm ở bên ngoài vì ý thức sáng tỏ, trân trọng và hướng thiện vốn dĩ đã có sẵn bên trong mỗi người. Thách thức nằm ở việc là ‘nhớ lại’ và vun bồi ý thức nhất là khi đời sống bị cuốn vào chế độ tự động.

Tin vui là gì? 

Giống như bao kỹ năng khác, Mindfulness cũng trở nên vững vàng qua thời gian nếu ta thực hành thường xuyên. Có nhiều cách để thực hành khác nhau nhưng hai hình thức phổ biến thường là:

  1. Thực hành bài bản – Các bài thiền có lời dẫn, như thiền quét cơ thể (body scan), thiền ngồi, hoặc các bài tập chuyển động trong ý thức. Đây là lúc bạn dành thời gian và thực hành theo một trình tự nhất định như một cách tập thể dục cho não bộ.
  2. Thực hành bình dị – Mang sự ý thức vào các sinh hoạt thường ngày, bằng cách toạ những nhịp nghỉ có chủ đích, thực sự chú tâm khi trò chuyện, tận hưởng tách cà phê buổi sáng hoặc có mặt trọn vẹn cho những người thân yêu.

Điều quan trọng nhất là thực hành với thái độ cởi mở, tò mò và hóm hĩnh nhẹ nhàng. Thái độ bạn mang vào thực hành cũng quan trọng không kém gì bản thân việc thực hành.

Giá Trị của Mindfulness

Nhiều nghiên cứu uy tín và bằng chứng về khoa học não bộ đều khẳng định rằng thực hành Mindfulness mang lại tác động tích cực ở cấp độ cá nhân và lan toả đến những người xung quanh. Những tác động này thường ở mức độ nhỏ đến đáng kể trong nhiều khía cạnh khác nhau của sức khoẻ thể chất và tinh thần. Một số lợi ích quan trọng có thể kể đến là:

  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ 
  • Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng trước các loại bệnh thông thường   
  • Rèn luyện năng lực tự điều chỉnh và ứng biến linh hoạt trước nghịch cảnh
  • Ngăn ngừa tái trầm cảm 

Nghiên cứu chỉ ra rằng hình thức thực hành khác nhau mang đến những lợi ích khác nhau. Cụ thể, tâm trạng tích cực và cảm giác hạnh phúc có mối liên hệ chặt chẽ với thực tập mang ý thức vào các sinh hoạt thường ngày và tháy độ trân trọng những điều nhỏ bé, giản dị. Ngược lại,  giảm bớt tâm trạng tiêu cực có liên quan đến thái độ cởi mở đón nhận và không phán xét những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực.

Video: Khoa học về Mindfulness.

Bằng chứng khoa học não bộ gợi mở điều gì?

Mặc dù ngành khoa học này vẫn ở trong giai đoạn non trẻ, các nghiên cứu hình ảnh não gần đây đã hé mở một thực tế đáng kinh ngạc: thực hành Mindfulness có khả năng thay đổi cấu trúc não hay còn gọi là tính mềm dẻo của não bộ (neuroplasticity). Một số vùng thay đổi đáng chú ý là:

  • Hạch hạnh nhân (Amygdala): Giảm phản ứng trước căng thẳng
  • Hồi hải mã (Hippocampus): Cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ
  • Vùng thuỳ đảo (Insula): Tăng cường khả năng đồng cảm và trắc ẩn với bản thân, là nền tảng cho sự kết nối và hạnh phúc chân thật.

Những phát hiện trên cho thấy Mindfulness không chỉ góp phần nâng cao sức khoẻ tinh thần mà còn tạo nên những thay đổi tích cực và sâu sắc đến cấu trúc não bộ. Đón nhận những chứng lạc quan, chúng ta cũng cần nhớ rằng khoa học não bộ vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Vì vậy, bạn hãy giữ cho mình lăng kính khách quan của người khám phá và tránh phóng đại lợi ích. 

Điều quan trọng nhất là bạn hãy cho phép mình trải nghiệm và trực tiếp tận hưởng hoa trái đến từ thực hành.

Mindfulness không phải là?

  1. Một tôn giáo hay tâm linh
    Mặc dù Mindfulness có nguồn gốc từ Phật giáo và nhiều người thực hành theo tôn giáo, nhưng bản thân nó không gắn liền với bất kỳ đức tin nào. Thực tế, có rất nhiều người thực hành chánh niệm một cách nhiệt thành mà không theo tôn giáo nào cả. Hơn nữa, sự tĩnh lặng và chiêm nghiệm không chỉ có trong các truyền thống tín ngưỡng mà còn hiện diện trong những khoảnh khắc bình thường của cuộc sống hằng ngày.
  2. Công cụ cho những hành vi phi đạo đức
    Mindfulness vốn mang tính đạo đức nhằm hướng đến giảm bớt khổ đau và vun bồi hạnh phúc. Nếu ai đó sử dụng Mindfulness để thao túng, kiểm soát, hoặc gây hại, thì đó không phải là Mindfulness. Nó đã trở thành một thứ hoàn toàn khác.
  1. Xa lánh cuộc đời
    Mindfulness không có nghĩa là né tránh hay thụ động chấp nhận những điều không thể chấp nhận. Ngược lại, nó khuyến khích ta đối diện với thực tế đúng như đang là, những điều tốt đẹp lẫn thử thách mà không tìm cách trốn chạy hay cố gắng thay đổi.
  2. Đóng cửa tâm trí
    Bạn không cần phải ngừng suy nghĩ về quá khứ hay tương lai khi thực hành Mindfulness. Suy nghĩ và cảm xúc vẫn đến rồi đi tự nhiên. Nhưng Mindfulness giúp bạn có thời gian và không gian để đưa ra những chọn lựa khôn ngoan và có chủ ý hơn. Ví dụ một số vấn đề nên tiếp cận bằng lý trí. Trong khi cảm xúc chỉ cần nhận biết và thấu hiểu, và ở một số trường hợp khác điều tốt nhất là tạm thời để sang một bên và chưa làm gì cả.
  3. Đạt đến một trạng thái đặc biệt
    Mindfulness không nhằm đạt đến một trạng thái hạnh phúc tuyệt đối hay hoàn hảo. Trong cuộc sống, ai rồi cũng trải qua những đau khổ, mất mát và khó khăn; việc phớt lờ thực tế này thậm chí không giúp ích mà còn có thể gây hại.
  4. Thiền và Mindfulness không phải là một
    Bạn có thể thực hành Mindfulness trong cuộc sống hằng ngày mà không cần thiền. Tuy nhiên, nhiều người thấy rằng một số phương pháp thiền giúp họ phát triển ý thức tốt hơn. Nói cách khác, tuy có liên quan, nhưng Mindfulness và thiền không phải là một.

Điều gì cần lưu tâm?

Đây là một câu hỏi rất quan trọng.

Theo nghiên cứu, thiền Mindfulness tiềm ẩn một số rủi ro trong những điều kiện nhất định. Một số người gặp phải những cảm xúc hoặc cảm giác không mong muốn trong biên độ từ nhẹ đến nặng. Thực tế này thường xảy ra ở những người có tiền sử trầm cảm hoặc sang chấn tâm lý, đặc biệt khi họ tham gia các khóa thiền chuyên sâu mà không có sự hỗ trợ và hướng dẫn chuyên môn phù hợp. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với những ai tự thực hành thiền quá mức. Tất nhiên những trường hợp này không phải là cốt lõi của Mindfulness.

Ý thức về những vấn đề nói trên, AMVN chọn lọc các chương trình giảng dạy một cách kỹ lưỡng và làm việc với đội ngũ giáo viên đào tạo đạt tiêu chuẩn của Oxford Mindfulness (OMF). Chúng tôi lấy nguyên tắc đạo đức ‘không gây hại’ làm kim chỉ nam hướng đến thực hành Mindfulness an toàn và hiệu quả. 

'Cũng như một kỹ sư hay bác sĩ chỉ nên làm những công việc mà họ có đủ trình độ chuyên môn, giáo viên Mindfulness cũng cần được đào tạo bài bản để đảm nhận công việc của họ – vì họ đang làm việc với một cơ quan đặc biệt phức tạp và uy lực: tâm trí con người.'
— Baer & Kuyken, 2016 —

Đơn đăng ký

8-Week Mindfulness for Life Course
  • Ngày bắt đầu: Thứ 7 hàng tuần, từ 19/04 – 07/06/2025
  • Số buổi học: 8 buổi theo chủ đề + 1 buổi thực hành chuyên sâu
  • Thời lượng: 9h00 – 11h30 sáng
  • Hình thức học: Trực tuyến qua Zoom
  • Giáo viên hướng dẫn: Nhi Phạm
  • Email: xinchao@appliedmindfulnessvietnam.com

Applied Mindfulness Vietnam (AMVN) quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn và mẫu đăng ký khóa học này được thiết kế dựa trên mối quan tâm đó. Trước khi điền thông tin, mời bạn đọc kỹ giới thiệu khóa học và các lưu ý để có quyết định phù hợp nhất cho mình.

Lưu ý quan trọng. Khóa học này không (phải là)

  • Phương pháp điều trị cho bất kỳ tình trạng thể chất hoặc tâm lý cụ thể nào.
  • Liệu pháp trị liệu, tham vấn nhóm hoặc khoá tu thiền, do đó không phù hợp với những người hiện đang gặp phải các khó khăn về tâm lý nghiêm trọng.
  • Phù hợp hoặc hữu ích với tất cả mọi người do thiết kế dành khóa học dành đối tượng đại trà 
  • Đào tạo học viên trở thành người hướng dẫn mindfulness cho người khác. 

{acf_our_team_123_name}

Besides the leadership role at AMVN, Nhi is a pioneering Mindfulness-Based Cognitive Therapy (MBCT) teacher from Vietnam and a certified Trauma-Sensitive Mindfulness practitioner. She leads MBCT courses in Vietnamese and collaborates with international guest teachers for English courses. 

Her approach to mindfulness is deeply rooted in her Hue family traditions, 15 years of experience supporting disadvantaged communities affected by war in Central Vietnam and mentoring local youth leaders. 

In her everyday life, she enjoys gardening, drawing parallels between nurturing plants and teaching mindfulness—both are about sowing seeds and feeling the joy of watching them grow.

Apply for your course

8-Week Mindfulness for Life Course
  • Thời gian học: từ ….. đến ……
  • 9 buổi học trực tiếp trên Zoom
  • bao gồm một buổi thực hành chuyên sâu
  • Địa điểm: Trực tuyến qua Zoom (Online)
  • Giáo viên hướng dẫn:

Nhi Phạm

Applied Mindfulness Vietnam (AMVN) quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn và đơn đăng ký khóa học này được thiết kế kỹ lưỡng dựa trên mối quan tâm đó. Trước khi bắt đầu điền thông tin, mời bạn đọc kỹ giới thiệu khóa học và các lưu ý để có quyết định phù hợp nhất cho mình. 
Giới thiệu
Đây là khoá học đặt trọng tâm vào thực hành và xây dựng kỹ năng mindfulness nền tảng dựa vào bằng chứng khoa học và không mang tính tôn giáo. Vì vậy, nó phù hợp với những ai mong muốn cải thiện cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần thông qua thực hành mindfulness một cách bài bản, khoa học nhưng vẫn gần gũi và dễ ứng dụng vào thực tiễn đời sống hằng ngày. 

Lưu ý quan trọng. Khóa học này không (phải là)

  • Phương pháp điều trị cho bất kỳ tình trạng thể chất hoặc tâm lý cụ thể nào.
  • Liệu pháp trị liệu, tham vấn nhóm hoặc khoá tu thiền, do đó không phù hợp với những người hiện đang gặp phải các khó khăn về tâm lý nghiêm trọng.
  • Phù hợp hoặc hữu ích với tất cả mọi người do thiết kế dành khóa học dành đối tượng đại trà 
  • Đào tạo học viên trở thành người hướng dẫn mindfulness cho người khác.